oliver

Ba tôi là người duy nhất ở xóm học nghề làm tàu hủ thập niên 80. Thay vì để một mình mình độc tôn trong nghề, ba tôi lại dạy nghề cho anh em kết nghĩa hàng xóm, cho bà con gần nhà. Không những dạy nghề miễn phí mà còn tự chi tiền túi ra để mua một số dụng cụ cho họ để họ có cái nghề. Có một người bác chuyên giết gà vịt bán ở chợ,

Khi bạn cảm thấy uể oải, lừ đừ, hơi lười, là lúc năng lượng cơ thể xuống thấp. Khi năng lượng cơ thể xuống thấp, sự tập trung của bạn sẽ rất thấp. Lúc đó những thói quen xấu thường được sinh ra, như ngồi lướt qua lướt lại màn hình điện thoại, máy vi tính, xem mấy cái linh tinh trong vô thức. Lúc này cũng là lúc hiệu quả công việc rất thấp, một số việc có thể

Hàng năm, bạn lập mục tiêu đạt KPI, tăng lương, thăng chức, tăng doanh số, tăng lợi nhuận. Cái mục tiêu này dường như nó ám ảnh trong đầu, không cần viết ra. Trong khi đó, mục tiêu dạy dỗ con cái để thành người tốt, thành người sống hạnh phúc thì mình lại quên. Mình chưa bao giờ lập mục tiêu và lên kế hoạch sẽ dạy con những gì, dạy khi nào, dạy như thế nào. Đa phần

Đừng cố gắng thể hiện (show off) với người hơn mình, nó vô nghĩa, vì họ cũng sẽ xem thường bạn. Đừng cố gắng thể hiện với người thấp kém hơn mình, nó vô nghĩa, vì cái bạn nhận lại chỉ là sự ghen tỵ.  Bạn cho rằng mình thua kém nên mới muốn thể hiện sao cho bằng họ. Khi bạn cố gắng chứng minh bằng họ thì bạn đã và đang ghen tỵ với họ. Nhưng dù bạn

Những ngày giông bão nhắc nhở chúng ta biết trân trọng những ngày bình yên. Những lúc khó khăn nhắc nhở chúng ta biết trân quý những ngày dư dả.  Mọi thành tựu lớn luôn xuất phát từ những việc nhỏ nhặt. Nếu không biết tiết kiệm một trăm nghìn thì không thể nào tiết kiệm một triệu đồng. Không thể giữ được một triệu đồng thì không thể nào giữ được một tỷ đồng. Không thể thay đổi những

Mỗi ngày, bạn hãy dành vài phút sau khi thức dậy để niệm những “câu chú” này, tôi tin nó sẽ thay đổi một ngày sống của bạn.  == Hôm nay, tôi không để cho bất kỳ chuyện nhỏ nhặt nào làm mình bực bội, ngay cả chuyện lớn cũng vậy. Bực bội là kẻ thù của sự an vui, và tôi sẽ canh chừng kẻ thù của mình hôm nay.  Hôm nay, tôi sẽ có một ngày an vui,

Lửa có thể thiêu rụi cả tòa nhà, khu rừng, nhưng lửa cũng giúp bạn nấu ăn, giúp bạn sống sót qua mùa đông. Tâm trí bạn cũng vậy.  Con dao sắc bén có thể giết người, làm hại chính bản thân bạn, nhưng nó cũng giúp bạn rất nhiều việc trong cuộc sống. Tâm trí bạn cũng vậy.  Tâm trí bạn cũng như con dao và lửa. Nó là công cụ bạn có thể sử dụng tùy theo cách

Sợ là phiên bản nâng cao của lo lắng.  Sợ có hai loại: tích cực và tiêu cực.  Sợ tích cực là những cái sợ giúp bạn phấn đấu để có cuộc sống tốt. Ví dụ, bạn sợ không có công việc làm tốt nên phấn đấu học; bạn sợ con cái không có tương lai tốt nên cố gắng làm để có đủ tiền lo cho chúng ăn học; bạn sợ bệnh không có tiền chữa bệnh nên bạn

Tức giận một người + muốn người đó thay đổi tốt hơn => quan tâm  Tức giận một người + chỉ trích/phê phán/phán xét => Sân của bản ngã Giận là một phần bản chất của con người. Nó tiêu cực nhưng nếu nhận biết được nó trong tỉnh thức (mindfully aware) thì chúng ta có thể biến nó thành tích cực.  Nhận biết được cảm xúc tiêu cực trong tỉnh thức nghĩa là lúc bạn đang giận bạn biết

Một ngày nọ tôi vô tình gặp lại anh chạy Grab ô tô gần nhà. Anh này đậu xe suốt ở khu tôi ở nên tôi thường đi xe của anh ấy.  Tôi thấy trên xe có quyển sách “Quẳng gánh lo & vui sống’’. Tôi hỏi: “Anh cũng đọc sách à?” Anh cười hè hè rồi bảo: “Lúc trước chở anh thấy anh lúc nào lên xe cũng cầm quyển sách đọc nên tôi cũng bắt chước đọc để

Bạn biết một chút về nấu ăn không có nghĩa bạn có thể làm chủ nhà hàng. Bạn biết pha chế vài thứ đồ uống không có nghĩa bạn có thể làm chủ quán bar. Bạn biết một chút nông nghiệp không có nghĩa bạn có thể làm chủ nông trại.  Sự hiểu biết của mình cần được chất vấn và kiểm chứng hai góc độ: sâu và đủ.  Chiều sâu là thật sự mình biết bao nhiêu về cái

Khi bồi hồi, bồn chồn, hãy nhớ thở.  Khi lo lắng, khi buồn phiền, hãy nhớ thở.  Khi tức giận, khi bực bội, hãy nhớ thở. Khi ngồi bần thần, lướt màn hình vi tính, lướt qua lại các ứng dụng vô thức, hãy nhớ thở.  Khi không biết bây giờ mình nên làm gì, muốn gì, hãy nhớ thở.  Khi nhận thức được mình đang thở là nhận biết được mình đang sống.  Hãy hít thở sâu và chậm.

60/66