oliver

Một người đàn ông về đến nhà nhưng không vào nhà, đứng ngoài vườn, nói lẩm bẩm cái gì đó không rõ. Vợ hỏi: “Anh làm gì vậy? Sao không vô nhà?”. Anh ta đáp: “Cho anh 5 phút, anh đổ rác rồi anh vô”. Anh ta lẩm bẩm: “Nhà mình không liên quan công việc; chốt sổ muộn phiền để mai tính tiếp; không mang buồn phiền rác rưởi về nhà; nhà mình cần an vui, nhà mình cần

Ông nội tụi nhỏ đang ngủ. Đám trẻ nghịch đùa lấy một loại phô mai có mùi thối (thúi) rất nặng chét lên râu mép. Thức dậy, ông lão ngửi thấy mùi thối và bảo: “Căn phòng mình thối quá, chắc có chuột chết”. Ông ấy ra phòng khách, vẫn thấy thối, và nói “phòng khách cũng thối, chắc chuột chết nhiều”. Ông ấy mở cửa ra sân vườn, vẫn ngửi thấy mùi thối và bảo: “Cả cái nhà này

Thất bại trong việc chuẩn bị nghĩa là không có sự chuẩn bị, không có kế hoạch gì cụ thể, hoặc có nhưng mơ hồ, không rõ ràng, không chi tiết. Ví dụ bạn muốn thành công nhưng không định nghĩa được cái thành công của mình là gì, và cũng không có kế hoạch hành động gì để đạt được nó, thì 5-10 năm sau bạn chỉ đi một vòng luẩn quẩn. Nếu bạn không có chuẩn bị cho

Cuộc sống ngày càng khó khăn, ngày càng phức tạp. Lúc như thế này, lúc như thế kia. Vô thường, mọi thứ luôn thay đổi. Dù giỏi đến mấy cũng không thể nào biết trước được chắc chắn chuyện gì sẽ xảy ra. Nếu cứ lo lắng thì sống rất khổ sở. Lạc quan nhìn về phía trước, hy vọng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn là cách duy nhất để trấn an bản thân mỗi ngày. Sống phải lạc

Học để làm ra tiền khá dễ, học để cho đi rất khó. Bản chất tự nhiên của con người ai cũng muốn có thêm, gom góp thêm, thu nhặt thêm, chuyện này bình thường.  Cho hay không là quyền của mỗi người. Không phải họ không cho đi là họ xấu, vì họ đâu có làm hại ai đâu mà xấu. Họ ích kỷ? Ích kỷ cũng là một bản chất của nhân loại, không ích kỷ mới lạ,

Anh A thu nhập 1 tỷ/năm, làm 48 tiếng/tuần + thời gian công tác, làm đêm, tiếp khách, tiếp đối tác cuối tuần = trung bình 70 tiếng/tuần.  Anh B thu nhập 500 triệu/năm, làm 10 tiếng/tuần, không cần đi công tác, không cần ăn uống tiếp ai.  Đối với xã hội, anh A thường là người có chức vụ, là người thành công vì rất bận rộn, luôn làm cái gì đó, điện thoại luôn reo, đầu óc bận

“Đồ ngu!” – Nếu tôi nói câu này với người lạ, có thể bị ăn đòn hoặc bị chửi; nếu nói với người quen thì mất luôn mối quan hệ đó. Nhưng ngộ thay, những năm gần đây tôi thích cái câu này, nên thỉnh thoảng khi viết hồi ký tôi thường tự chửi mình đồ ngu. Ngu là sự thiếu hiểu biết đúng đắn. Vì thiếu hiểu biết đúng đắn nên mới làm sai, làm bậy. Sau mỗi lần

Không biết từ bao giờ, dân mình có khái niệm về quê ăn tết. “Ăn” dường như tượng trưng cho sự hưởng thụ, “tết” dường như nói lên cái gì đó về cội nguồn, về sum vầy, đoàn tụ. Nói vậy thì “về quê ăn tết” là về lại quê hương để hưởng thụ sự đoàn tụ với gia đình, sum vầy bên người thân.  Đối với ai mà cha mẹ, người thân thường xuyên lên thành phố thăm thì

Cũng dịp tết nhiều năm trước, nó về quê ghé qua thăm thầy, tâm sự một hồi nó hỏi: “Theo thầy trái đất bao nhiêu tuổi hả thầy?”  Thầy không biết. “Ngày xưa thầy cũng có dạy môn Địa lý và môn Sử mà thầy?” “Thì… sách giáo khoa ghi sao thầy dạy vậy chứ làm sao thầy biết.” “Vậy theo thầy vật chất có trước hay ý thức có trước?” “Thầy không biết.” “Mấy thầy cô khác nói thầy

Chấp nhận sự thất bại của bản thân không phải thể hiện điểm yếu mà là sức mạnh.  Người biết chấp nhận và dám chấp nhận thất bại là một thành công. Họ thành công trong việc nhận ra được điểm yếu của mình, biết mình còn thiếu sót. Đây là chìa khóa của sự thành công bền vững sau này.  Chấp nhận thất bại đòi hỏi sự khiêm nhường, không ngạo mạn, vì thế người dám chấp nhận thất

Khi bạn không thể giải quyết hoặc không thể kiểm soát được một tình huống nào đó, bạn gán cho nó một cái nhãn: “vấn đề”.  Khi bạn nóng giận, bạn cho rằng người làm bạn giận là vấn đề, trong khi bạn không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Khi bạn khó khăn, đau buồn, bạn cho rằng vấn đề là do cuộc đời là bể khổ, trong khi bạn không kiểm soát được cuộc đời mình.

Nhiều người hiểu nhầm chữ “tu”. Nhắc đến chữ tu mình thường liên tưởng đến việc cạo trọc đầu, đi vào chùa ở hoặc lên núi, hay trở thành ông Cha/bà Sơ trong nhà thờ. Nhắc đến chữ tu người ta cũng thường nghĩ đến việc không cần phải làm việc nữa, bỏ hết gia đình, vợ/chồng, con cái, chỉ lo kinh kệ, tụng niệm. Chữ tu với nhiều người là một cái gì đó xa vời, không thực tế

48/66