Một cậu học sinh trung học không được nhiều điểm A, B mà đa phần chỉ là điểm C. Người thầy giận dữ hỏi ‘’Cậu học hành kiểu này thì mai mốt làm gì được. Nói tôi nghe, cậu muốn sau này trở thành cái gì? ‘’ cậu học sinh nghĩ ngợi một chút rồi điềm nhiên đáp ‘’Sau này em muốn trở thành một người hạnh phúc’’. Thầy giáo giận nói ‘’em không hiểu, tôi nói là em muốn làm gì, trở thành cái gì nếu như em được tốt nghiệp?’’ Cậu học sinh đáp lại ‘’không, thầy mới là người không hiểu, thầy không biết gì về cuộc sống’’.
Tất cả những gì chúng ta làm trong cuộc đời: học, đi làm kiếm tiền, bon chen, tranh đấu … cuối cùng không ngoài mục tiêu để được hạnh phúc. Nếu một con người mà không muốn được hạnh phúc thì mục tiêu sống cuối cùng là để làm gì vì đâu ai muốn có cuộc sống đau khổ? Vậy thì làm thế nào để được hạnh phúc? Khi nào mình mới hạnh phúc? Nhiều người nói tôi sẽ hạnh phúc khi tôi có cái này cái nọ, hoặc tôi sẽ hạnh phúc khi con cái tôi thành công, hay những câu như ‘’làm sao mà hạnh phúc được khi mà công việc thế này, làm sao mà hạnh phúc được khi nhà cửa thế kia, làm sao mà hạnh phúc được khi mà con cái gia đình như vậy’’ v.v.
Cái đó gọi là ‘’hạnh phúc có điều kiện’’, khi nào chúng ta đạt được một điều kiện nào đó rồi chúng ta mới hạnh phúc, nhưng nghịch lý thay là cái điều kiện đó luôn thay đổi theo thời gian. Con cái chung ta sẽ không như chúng ta muốn vì chúng muốn sống cuộc đời riêng của chúng, của cải chúng ta đạt được có thể nay có mai mất, danh vọng của chúng ta có thể bị hủy hoại, cảm xúc vui, buồn, giận, lo lắng v.v. cứ nối tiếp theo nhau do nhiều hoàn cảnh tác động bên ngoài. Vậy thì đến khi nào chúng ta mới đạt được cái điều kiện bất biến của mình để đích thực có được hạnh phúc? Có lẽ không bao giờ. Những đại học lớn như Harvard, Yale v.v. đều có khoa nghiên cứu về khoa học của hạnh phúc ‘’Science of happiness’’.
Có một nghiên cứu đã phải trải qua 3 thế hệ. Tức là để ra được kết luận này phải trải qua hơn 80 năm theo dõi, phân tích những người được nghiên cứu. Những nhà nghiên cứu lúc bắt đầu dự án nghiên cứu đã ở tuổi 50s rồi nhóm đó già, nghỉ, thay thế tiếp nhóm khác và nhóm khác. Việc nghiên cứu từ gần một nghìn người, đa sắc tộc, đa hoàn cảnh, giàu, nghèo, có học, không có học v.v. đểu có đủ. Sau 80 năm, vào những ngày cuối đời gần đất xa trời của những người được nghiên cứu này thì mới có đủ dữ liệu để đưa ra kết luận về ‘’sự thỏa mãn cuộc sống, cuộc sống trọn vẹn hay còn gọi là ‘’hạnh phúc’’. Một số kết luận quan trọng đưa ra trong nghiên cứu này rất đáng chu ý, yếu tố làm con người cuối đời cảm thấy hạnh phúc:
* Đa phần những người hạnh phúc này chỉ có một vài là người có điều kiện từ bé, tức gia đình giàu, khá giả. Số còn lại xuất phát từ tầng lớp nghèo, hoặc trung bình nghèo.
* Đa phần những người hạnh phúc cuối đời không xuất thân giàu có nhưng phần lớn họ đều thành công trong sự nghiệp về sau.
* Họ là những người có xác định mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống; có người sống vì gia đình là chính, nhưng nhiều người có nhiều mục tiêu khác nhau trong việc sống cống hiến một cái gì đó trong suốt cuộc đời của họ.
* Đa phần họ là những người có mối quan hệ bền vững, mối quan hệ tốt trong xã hội: có những người bạn tốt, bạn thân lâu năm, nhiều đồng nghiệp thương yêu, quý trọng.
* Đa phần họ có được mối quan hệ tốt trong gia đình; được anh chị em, cha mẹ, vợ/chồng con cháu thương yêu.
* Trong suốt quảng đời của họ đa phần họ đều có giúp đỡ người khác bằng cách này hoặc cách khác, gián tiếp hay trực tiếp. Họ có lòng trắc ẩn sâu sắc, và biết cho đi, sống rộng lượng, thoải mái, không toan tính chi li.
Vậy, chúng ta hãy dang rộng vòng tay mình ra một chút để giúp đỡ những người khó khăn trong tâm dịch lúc này (nếu có thể) vì việc đó cũng sẽ làm bạn được hạnh phúc