Tâm lý chung là ai cũng muốn có được những cái mình muốn trong hoàn cảnh tiện nghi nhất, dễ nhất, nhanh nhất, ngắn gọn và hiệu quả nhất, theo kiểu mì ăn liền, ngon bổ rẻ. Đó cũng là lý do những khoá học ngăn hạn như ‘cách đầu tư 1 để sinh lời 10, cách làm giàu nhanh nhất’ v.v. luôn thu hút nhiều người vì ai cũng muốn đi con đường tắt. Chúng ta chờ đợi một cái gì đó đến với chúng ta thay vì chủ động tìm hiểu, chủ đọc học hỏi, nghiên cứu, khám phá, chủ động làm việc. Chúng ta mong đợi gì từ các buổi training và khoá học như vậy? Thường là mong đợi một bí kíp tuyệt đỉnh công phu nào đó từ người khác để mình khỏi phải tự học, khỏi phải tự mài mò mất thời gian. Sự không chủ động trong tự học hỏi để tốt hơn mỗi ngày cũng không khác mấy định nghĩa của sự ì ạch, ỷ lại, và lười biếng.
Một người có định hướng phát triển bản thân thì họ không chấp nhận sự tầm thường hàng ngày của mình mà luôn hướng đến sự tốt hơn mỗi ngày. Sự tốt hơn mỗi ngày chính là động lực để họ tìm tòi học hỏi để phát triển kiến thức, phát triển tư duy, phát triển chỉ số cảm xúc của họ và tự đó họ đi tìm sự thông thái (wisdom) của họ.
Có thể nói đỉnh cao nhất của quá trình Self Development là sự đạt được sự thông thái (Wisdom) trong đó có 3 giai đoạn:
- Self Awareness (Self Discovery): Sự tìm hiểu và sự tự hiểu biết bản thân mình (no one knows yourself better than yourself)
- Self Learning: Sự tự tìm tòi, học hỏi để trả lời cho những thắc mắc, trả lời cho những câu hỏi mà mình muốn có câu trả lời (no one learns on your behalf)
- Self-Mastery: tôi tự định nghĩa nó là sự tự vươn lên khỏi sự tầm thường của bản thân để đạt được thành tựu cao nhất trong mọi khía cạnh cuộc sống (you master nothing if you can not master yourself)
Ba cái Self này áp dụng cho tất cả trong công việc, trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống tinh thần hàng ngày của chúng ta.
Trong hành trình self-development của mình, tôi đã từng dùng những câu hỏi như thế này để đi từng bước một trong công việc:
If I continue to do the same thing as last few years, will I achieve something different? Nếu tôi tiếp tục làm tương tự như những năm trước thì tôi sẽ đạt được gì nhiều hơn, cao hơn hay sẽ chỉ cũng là như vậy ?
Hay nói cách khác: would it be logic to expect something new, something better by doing the same thing? Việc mong đợi có được một cái gì đó mới hơn, tốt hơn, nhiều hơn có logic hợp lý hay không trong khi vẫn làm như cách làm cũ? Hay nói cụ thể hơn, nếu làm chúng ta làm việc cũng bằng cách cũ, bằng tư duy cũ, bằng sự hiểu biết cũ đã có, thì năm sau chúng ta sẽ tốt hơn năm trước hay không?
Where am I standing now? Hiện tại mình đang ở đâu trong chỉ số từ 1-10 trong công việc của mình?
Số 10 là đỉnh cao nhất của nghề nghiệp, hay số 10 là điểm đến cao nhất về tài chính của mình thì hiện mình đang đứng ở số mấy?
Do I satisfy with where I am ? Mình có hài lòng có chấp nhật ở nơi mình đang đứng hay không?
Hay nói cách khác, mình có hài lòng với tình hình tài chính, với đẳng cấp của mình trong công việc hiện tại không hay mình muốn cao hơn, tốt hơn thế nữa?
Where do I want to go next ? Vậy thì mình muốn đạt đến đẳng cấp nào trong công việc, đạt tới mức dư dả nào trong tài chính của mình?
What does it take to go there? Để đạt được đến cấp bật đó, đến đỉnh đó, thì mình sẽ phải bỏ ra những gì ?
và mình có sẵn sàng, có cam kết để trả một cái giá để đạt được nó? Cái giá cụ thể ở đây cụ thể là gì? Bao nhiêu giờ, bao nhiêu ngày? Bao nhiêu sự kiên trì học hỏi, bao nhiêu sự rèn luyện?
How do I get there? Làm thế nào để đạt được?
Câu cuối cùng là để đạt đến đỉnh mà tôi muốn đến, tôi cần làm gì, làm như thế nào, làm bao lâu, tôi có thể học để đạt việc đó từ nguồn nào, từ ai, ai sẽ sẵn sàng giúp tôi như là người chỉ đường, người hướng dẫn cho tôi?
Trong hành trình self-development về đời sống tinh thần, tôi đã dùng những câu hỏi:
- Who Am I? Where do I come from? Tôi là ai, tồi từ đâu đến ?
- What values do I hold on? Tôi có những giá trị gì?
- Why am I having such a feeling? Sao tôi có những cảm giác mà tôi đang có?
- Where does this feeling come from? Những cảm giác này xuất phát từ đâu?
- Why do I say what I say? Tại sao tôi nói những gì tôi nói?
- Why do I what I do? Tại sao tôi làm những cái tôi đang làm?
- Why do I think what I think? Tại sao tôi đang nghĩ những cái tôi đang nghĩ?
- What do I want to archive from this life? Tôi muốn có gì trong đời này? Bao nhiêu tiền, bao nhiêu nhà, bao nhiều quyền hạn, danh vọng?
- Whom do I want to become? Tôi muốn trở thành ai ?
- What is my happiness? Hạnh phúc của tôi là gì ?
- How do I obtain my happiness? Làm thế nào tôi đạt đạt hạnh phúc của mình?
- What is my legacy? Kế thừa cuối đời tôi để lại là gì?
Muốn có câu trả lời, chỉ cần biết đặt đúng câu hỏi. Muốn biết đặt đúng câu hỏi thì phải biết mình muốn gì. Muốn biết mình muốn gì thì chỉ cần đặt câu hỏi.
Trích: hành trang trên con đường học/hành để ‘be better’ hơn mỗi ngày của tôi.