Tất cả các trạng thái đau buồn, oán giận, khó chịu, bực dọc, chán nản, bất mãn, ghen tị, bất lực, lo lắng, tuyệt vọng v.v. có thể gom lại một từ là ‘’suffering’’. ‘’Suffering’’ chỉ sự chịu đựng trong gượng ép tất cả các loại cảm giác (feeling) không vui, không hạnh phúc mà mình không muốn có. Tiếng việt thường gọi là ‘’đau khổ’’ hay ‘’khổ’’, tạm gọi tắt là ‘’khổ’’ để dành riêng cho mục đích của bài này.
Lời dẫn
Mình thương yêu một người, người đó không thương lại mình, mình cũng khổ. Mình thương yêu ai đó nhưng họ không có mặt ở bên mình thường xuyên, mình cũng khổ. Mình muốn có được người mình thương, họ ở bên mình nhưng sau đó họ mất, họ đi xa, không còn ở bên mình nữa mình cũng khổ.
Mình muốn lo lắng, chăm sóc cho người thương yêu của mình nhưng mình không làm được như mình muốn, mình cũng khổ. Mình thương yêu, lo lắng cho họ, họ từ chối, mình cũng khổ. Người khác đối xử với mình (bao gồm thái độ, lời nói, và hành động) không như cách mình muốn, mình cũng thấy khổ.
Mình không có đủ như mình muốn, mình muốn có thêm. Để có thêm, mình tranh đấu, tranh đấu làm mình mệt mỏi, mình cũng thấy khổ. Sau khi có được cái mình muốn, mình nói đủ là hạnh phúc nhưng mình lại so sánh rồi lại muốn có thêm. Muốn thêm nhưng chưa được mình cũng lại thấy khổ.
Mình có được cái mình muốn rồi nhưng nó không ở đó lâu với mình, mình mất nó (mất xe, mất nhà, mất tiền v.v.) mình cũng khổ. Mất xong, mình lại đi tìm lại, tìm được rồi, nó cũng chưa chắc ở đó hoài với mình, mình lại lo nó mất nữa, mình lại khổ. Bệnh tật, đau ốm làm thân xác này đau, mình không chấp nhận, mình cũng thấy khổ.
Kết luận
Nhìn như vậy thì dường như ‘’Suffering’’ ở đâu cũng có, ở đâu cũng thấy khổ. Không phải. Cuộc sống vốn có nhiều an vui, cuộc sống vốn có hạnh phúc và những ý nghĩa vi diệu khác. Chỉ là cái nhìn sai lệnh, cái thiếu hiểu biết thật sự (true knowing) dẫn đến khổ. Tất cả những Suffering trên, những cái khổ trên đều xuất phát từ đâu, từ ‘’mình’’. Nó không có ở đâu cả. Khổ không ở bên ngoài. Khổ không đến từ người mình thương hay từ vật chất mình có, hay từ người xa lạ. Khổ như trên là từ ‘’mình’’, bản thân mình, điểm xuất phát, nơi khởi lên tất cả các khổ, sinh ra khổ là từ ‘’mình’’. Mình là người sinh ra nó thì có nghĩa rằng mình là người duy nhất có thể ‘’diệt’’ khổ, mình là người duy nhất có thể ‘’chấm dứt’’ khổ đau của riêng mình.
Lời thầy dạy
An vui, diệt khổ có thể đạt được dần dần thông qua quá trình thực hành ‘’Mindfulness’’ – tĩnh tâm, soi rọi nội tâm thông qua cách thực hành giúp tâm tĩnh lặng, tập trung tâm thức để:
1/ Nhận thức được cái khổ: mình khổ thì biết mình đang khổ, nhận thức được cái khổ đang hiện diện và đối mặt với nó, không né tránh.
2/ Biết được nguồn gốc của cái khổ: cái gì làm mình khổ, khổ từ đâu ra.
3/ Hiểu được nguyên nhân của cái khổ: nguyên nhân sâu xa gây ra nó là gì, cái nhà, cái xe, tiền làm mình khổ, hay người nào đem cái khổ vào trong tâm mình, hay nó chỉ là từ tâm mình mà ra.
4/ Chấm dứt, cắt đứt nguồn gốc sinh ra khổ: thực hành tĩnh tâm, quán chiếu tâm để thấy rõ ràng tất cả quy luật của cái khổ và cắt đứt nguồn gốc sinh ra khổ, không cho tâm sinh khổ.
5/ Hết khổ, an vui: biết được nguyên nhân và nơi sinh ra khổ từ tâm mình, biết được cách giảm hoặc cắt bớt nguồn gốc sinh ra khổ, thấy an vui, nhẹ nhàng hơn.
Lời bình
Tất cả quá trình trên là quá trình tìm cái biết thực sự (true knowing) của quy luật nhân sinh (rules of human being).
Biết có lẽ ai cũng biết. Đọc hiểu nhưng chưa chắc ai cũng thấu hiểu. Hiểu và biết nhưng chưa chắc đã hành. Hành chưa chắc đã hành đúng. Hành đúng chưa chắc đã đủ kiên trì. Chúng ta cần biết, thấu hiểu, hiểu đúng và hành trì (kiên nhẫn thực hành mỗi ngày một chút).
Triết lý
Kiếm tiền để sống đã rất khó huống hồ chi diệt khổ. Nhưng nếu không hành trì diệt khổ thì kiếm tiền rồi mà thêm khổ thì cuộc sống không được an vui, vậy cuối cùng có nhiều tiền lại trở nên vô nghĩa.
Làm ra tiền thì cũng chỉ để sống, nhưng có ‘’cái biết thực sự’’ thì vừa được sống an vui vừa có thể làm ra nhiều tiền, thế nên chúng ta cần có ”cái biết thật sự”.