Mỗi ngày một lời hay, ý đẹp
‘’Attention’’ là sự để ý, sự chú ý, sự quan tâm của mình đến một vật, một người hay một sự việc nào đó.
Khi có một ‘’attention’’ thì sẽ phát sinh ‘’thinking’’ (suy nghĩ), sau mỗi suy nghĩ là một hành động (action) kèm theo.
DẪN CHỨNG
Lần đầu tiên mình gặp một người, nếu mình chỉ đặt cái Attention của mình vào cách người kia ăn mặc thì các suy nghĩ của mình sẽ đa phần tập trung vào bộ đồ, đồng hồ, chiếc nhẫn, dây chuyền, đôi giày, ví cầm tay v.v. Sau đó, tâm sẽ phát sinh những đánh giá, nhận xét, phán xét, từ đó bạn kết luận giá trị của người đó. Ngược lại, nếu Attention của mình tập vào từng lời nói của họ thì có các suy nghĩ sẽ chỉ xoay quanh những lời họ nói. Tuy nhiên, sau khi tập trung vào lời nói của họ, mình lại để cái Attention của mình vào những gì họ nói sai, nói không hay rồi mình phán xét cái không hay của họ. Vì mình chỉ để cái Attention vào những lời nói không hay của họ nên không còn Attention để để ý đến các lời hay, ý đẹp mà họ đã nói. Cũng như bài viết này, nếu bạn chỉ để cái Attention của mình vào những điểm bạn không đồng ý, không thích thì cuối cùng việc bạn bỏ thời gian đọc bài này sẽ hoàn toàn vô nghĩa.
Khi đôi nam nữ mới yêu nhau, họ để chỉ để cái attention của họ vào những việc lãng mạn, vui vẻ, họ đa phần tập trung cái Attention của họ vào những điểm đẹp, tốt của nhau vì vậy ‘’lúc yêu nhau cái gì cũng đẹp’’. Sau khi cưới nhau, họ ‘’không còn tập trung vào cái đẹp, cái tốt của nhau nữa’’ mà để nhiều Attention của họ vào cái tật xấu, cái dở của nhau nên mới dẫn đến cãi vã, bất đồng, mất hạnh phúc.
THỰC TẾ
Trong công việc kinh doanh, nếu bạn tập trung cái Attention của mình vào việc cạnh tranh với đối thủ thì bạn sẽ mất attention để chăm lo sản phẩm, chăm lo khách hàng. Khi đi làm việc cho người khác, bạn để attention của mình vào việc đồng nghiệp đánh giá mình như thế nào, tập trung vào những cái diễn ra linh tinh trong công ty thì bạn sẽ không còn Attention để làm tốt trách nhiệm công việc của mình.
Khi đang ngồi đó với bạn bè, với người thân yêu nhưng bạn để cái attention của mình vào cái điện thoại trên bàn, cứ nhìn nó, rồi lại nhấc lên để xuống liên tục thì bạn sẽ không còn Attention để hưởng thụ những khoảnh khắc bên nhau (being together) cùng với họ.
Mỗi Attention đều lấy đi một phần năng lượng và thời gian của mình. Năng lượng của não bộ, của cơ thể vật lý này có giới hạn. Thời gian của bạn có giới hạn. Có khi nào bạn tự hỏi cuối một ngày rằng ‘’hôm nay không biết làm cái gì mà sao mệt mỏi quá, sao thời gian nhanh quá, lại hết một ngày’’. Nếu có thì có lẽ bạn đã dùng quá nhiều Attention cho những việc vô bổ (useless, no meaning), mất quá nhiều thời gian cho những chuyên không đâu (Non-essential things).
Việc xao lãng, mất tập trung, Attention không đúng chỗ có thể dẫn đến tai nạn chết người khi đang lái xe. Attention không đúng chỗ sẽ làm bạn trở thành người ‘’không tôn trọng người khác’’ vì ngồi đó với bạn, người thân mà cứ cầm cái điện thoại. Attention sai chỗ cũng là lý do dẫn đến hiệu quả công việc không cao vì mỗi thứ làm một chút, làm ba bốn thứ cùng một lúc rồi đến cuối ngày không có cái gì ra cái gì.
Những cách có thể giúp nhận biết và kiểm soát attention:
Trong suốt một ngày, bạn nên thường xuyên tập để não bộ mình vận hành chậm lại. ‘’Khi dừng lại thì nó sẽ thấy’’. Cứ khoảng 30 phút, bạn nhắc mình tập hít thở sâu vài lần, hít vào thật sâu và thở ra thật chậm. Mỗi lần bạn hít thở sâu, não bộ có thêm oxy, tim bạn đập chậm lại, suy nghĩ trong não bộ sẽ chậm lại. Lúc đó cũng là lúc tâm và thân xác của bạn được về chung một nơi, không bị phân tán. Sau đó, bạn tự hỏi trong đầu như lời tự thoại ‘’tôi đang để Attention của mình vào cái gì, Attention của tôi đang ở đâu, tôi đang làm gì, tại sao tôi đang làm cái tôi đang làm?’’. Cách này rất đơn giản nhưng không chỉ giúp được bạn thấy được Attention của mình mà còn giúp cho bạn sống nhiều, sống trọn vẹn, sống thật sự qua từng khoảnh khắc.
Xin cầu chúc cho tất cả mọi người có được một ngày an vui.