Hệ lụy là hậu quả, kết quả được tạo ra do một việc, một hành động. Đa cấp là nhiều lớp, nhiều cấp bật. Hệ lụy đa cấp là một hậu quả, một kết quả này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, kết quả khác, có thể tiêu cực lẫn tích cực.
Tích cực: Nếu không nhìn nhận được các hệ lụy này, chúng ta sẽ không làm những việc tốt, tích cực. Nó ngăn chúng ta hành động những việc mà đáng ra chúng ta phải làm. Ví dụ: hệ lụy thứ nhất của việc tập thể dục là đau đớn cơ thể, khó chịu, không thoải mái, mất chút thời gian. Hệ lụy thứ hai sau cái sự khó chịu của việc tập thể dục, kết quả mang lại sau đó là sẽ được cảm thấy sảng khoái, tinh thần lạc quan, sức khỏe tốt, ít bệnh tật. Hệ lụy thứ ba sau đó nữa là vì sức khỏe tốt, tinh thần tốt, công việc làm sẽ tốt. Hệ lụy thứ tư mang lại là vì công việc làm tốt, tinh thần tốt, đời sống tốt, dẫn đến cuộc sống những người thân trong gia đình cũng tốt theo, và còn nhiều cấp sau đó, nhưng đều rất tốt.
Về sự tiêu cực: Nếu không nhìn nhận được các hệ lụy này, con người sẽ phải trả giá. Ví dụ trong kinh doanh, một người muốn có thêm lãi, lợi nhuận cao, họ làm giả sản phẩm, hoặc thêm các yếu tố gây hại cho người khác vào sản phẩm. Hệ lụy thứ nhất là khi bị phát hiện, họ sẽ bị tù tội. Hệ lụy thứ hai là sự tù tội này làm cho gia đình họ tan nát, khổ sở, khó làm lại từ đầu. Lệ lụy thứ ba là việc này làm cho thế hệ con cái của họ rất khó khăn về mặt tình thần, có khi cả về vật chất. Hệ lụy thứ tư là vì con cái họ đã phải chịu đựng, đời cháu của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Nguyên tắc này hiện hữu trong tất cả quyết định trong công việc, hành động, lời nói và lẫn suy nghĩ của chúng ta mỗi ngày. Vì thế, trong bất kỳ hành động nào, trước khi đưa ra quyết định, chúng ta cần xem xét hệ lụy, cái quả, kết quả sẽ mang lại nhiều lớp, nhiều cấp bật sau đó. Nếu chỉ dừng lại ở một cấp bật của hệ quả, chúng ta sẽ thường đưa ra quyết định sai lầm, thiếu chín chắn. Cách đơn giản là chúng ta tự đặt câu hỏi như ‘nếu làm việc này thì có gì tốt/xấu xảy ra sau đó. Cái tốt/xấu này sẽ tạo ra thêm cái tốt/xấu gì sau đó nữa. Cái tốt/xấu sau đó nữa mà có khả năng xảy ra sẽ là gì. Ít nhất chúng ta cần phân tích hệ lụy ba lớp, đừng dừng lại ở một hệ lụy (quả) duy nhất.
Có những sai lầm có thể sửa, có những sai lầm con người phải trả giá bằng cả cuộc đời, có khi phải trả giá bằng nhiều đời sau đó.