Tánh không thường bị hiểu sai là cuộc sống này và mọi việc đều vô nghĩa, trống rỗng, hay không có ý nghĩa gì. Cách hiểu đó mang tính rất tiêu cực về Phật pháp trong cuộc sống hiện đại. Vậy, có phải tánh không trong Phật pháp không thực tế, không có lợi ích gì trong cuộc sống hiện đại này? Mọi sự hiện hữu (reality) như một tấm vải trắng trống không và chỉ bắt đầu có ý nghĩa khi người họa sĩ dùng cọ vẽ lên cái gì đó trên cái tấm vải trống không đó và ấn định cho nó một ý nghĩa (bức tranh). Bản chất của tất cả sự hiện hữu nó đã hiện hữu trước đó một cách tự nhiên dù con người có ấn cho nó một ý nghĩa hay không. Âm thanh chúng ta phát ra (lời nói) chỉ là những âm thanh và cho đến khi một ai đó ấn định cho nó một ý nghĩa. Nếu không ai ấn định cho nó một ý nghĩa thì nó cũng chỉ là những âm thanh. Tánh không trong Phật pháp không có ý là meaningless (vô nghĩa) mà hiểu đúng là ‘’ý nghĩa’’ của nó được con người gán cho và con người tự tạo nên câu chuyện về ý nghĩa đó.
‘’Một ngày nọ, người nông dân phát hiện tự nhiên có 1 con ngựa rất đẹp cứ đến nông trại của ông và cứ ở đó quấn quýt xung quanh nhà ông. Người hàng xóm thấy vậy nói ‘’ông thật là may mắn làm sao, tự nhiên được một con ngựa thật đẹp’’. Người nông dân đáp ‘’ai mà biết cái gì là xấu, cái gi là tốt’’ Ngày hôm sau, con ngựa đó bỏ đi mất. Ông hàng xóm nói ‘’thật không may cho ông’’. Người nông dân cũng đáp‘’ai mà biết cái gì là xấu, cái gi là tốt’’. Chiều đến, con ngựa đó quay lại và còn mang theo 4 con ngựa khác về. Người hàng xóm lại thốt lên ‘’hời ơi, ông thật may mắn làm sao’’, Người nông dân lại đáp ‘’ai mà biết cái gì là xấu, cái gì là tốt’’. Vài ngày sau, cậu con trai của người nông dân thấy ngựa đẹp nên học cưỡi ngựa rồi bị té gãy chân. Ông hàng xóm lại nhiều chuyện ‘’thật là xui rủi cho ông’’. Người nông dân cũng lại đáp ‘’ai mà biết cái gì là xấu, cái gi là tốt’’. Một tuần sau, chính phủ ra chỉ thị bắt tất cả thanh niên đi lính tham gia chiến tranh. Người con trai của ông hàng xóm bị bắt đi lính, không biết sinh tử sẽ ra sao. Người con trai của ông nông dân vì mới té gãy chân nên không bị bắt đi lính. Ông hàng xóm buồn rầu nói ‘’nhà tôi xui quá, ông thật là may mắn, con ông bị gãy chân nhưng lại không bị……’’ Người hàng xóm ngưng vài giây rồi nói tiếp ‘’ai mà biết cái gì là xấu, cái gi là tốt’’.
Emptiness là vậy. Bản chất của sự việc xảy ra chỉ là sự việc, không xấu cũng không tốt, nó không có ý cũng không có nghĩa. Mọi việc đơn giản chỉ hiện hữu như bản chất hiện hữu của nó mà thôi.
[trích một phần từ ghi chép trong quá trình đọc sách]