Một vài bài học trong đại dịch Covid -19
1. Khi vài người chết cùng một lúc do tại nạn thì nó là bản tin nóng. Khi hàng ngàn người chết mỗi ngày thì nó chỉ còn là con số thống kê.
2. Tiền, vàng, nhà đất trở nên vô nghĩa khi chúng ta không thể sử dụng chúng để đổi lấy thức ăn và thuốc uống.
3. Trong dịch, chiến tranh, cuối cùng con người phải quay về đời sống cơ bản nhất như vài ngàn năm trước. Chỉ cần có ăn, có chỗ ở an toàn.
4. Ngay cả có ăn, chỗ ở an toàn, nếu không được giao tiếp xã hội, con người sẽ khó mà tồn tại, vì con người thuộc loài giống xã hội, sống phụ thuộc vào nhau.
4. Khi không được giao tiếp xã hội, thêm vào việc không có gia đình, bạn bè thân quen trong lúc dịch, con người sẽ chết dần chết mòn, đau đớn hơn cái chết do nhiễm bệnh.
5. Khi đến thời điểm nào đó, con người (phần lớn) sẽ chỉ quan tâm đến bản thân họ là chính.
6. Anh hùng thật sự chỉ xuất hiện khi đúng hoàn cảnh. Bình thường, ai cũng tỏ ra mình là vĩ nhân.
7. Dù một người bất kể là tầm thường hay bình thường, khi anh ấy được trao quyền với bộ đồng phục, thì bản chất thật sự của anh ta sẽ được thể hiện.
8. Cái gì phần lớn số đông con người quan tâm đến nó, thì nó sẽ trở thành tâm điểm, dù việc đó là việc dỡ hơi nhất.
9. Vấn đề dù tầm thường, vô nghĩa, nhưng khi truyền thông mạng xã hội chạm tới thì nó sẽ thành chuyện lớn. Vấn đề dù quan trọng, lớn lao, vĩ đại, nhưng mạng xã hội không tham gia thì nó sẽ chỉ là câu chuyện của vài người.
10. Mạng xã hội là công cụ để thể hiện quan điểm, suy nghĩ, của mỗi cá nhân. Nếu chúng ta nghe suy nghĩ, quan điểm của một ngàn người thì chắc chắn sẽ bị điên loạn (rối loạn thần kinh/rối loạn lo âu).
11. Trong đại dịch, kinh tế đóng băng vì cả thế giới không thể làm gì nhiều, nhưng chứng khoán tăng gấp nhiều lần. Dòng tiền đi đâu nhiều thì nhu cầu ở đó tăng.
12. Cái gì khan hiếm, thiếu hàng cung cấp, thì nó sẽ đắt đỏ.
13. Người lạm dụng quyền lực, lợi dụng thời cơ để chiếm lợi trên sự đau khổ của người khác, thì sẽ gánh một hậu quả nặng nề, dù sớm hay muộn.
14. Bà con xa, ở nước ngoài, hoặc trong nước, bình thường ít gặp nhau, không quan tâm gì nhau, nhưng họ sẽ nhớ để hỏi thăm nhau khi sợ rằng, họ, hoặc người thân họ cũng sẽ chết.
15. Thế giới có khoảng 7 triệu người chết do đại dịch. Khi không có dịch, mỗi năm trung bình 60 triệu người chết, nhưng chẳng mấy ai quan tâm.
16. Khi nói đến cái chết, con người chỉ nghĩ ‘’những người khác’’ sẽ chết, họ luôn quên tính bản thân họ vào nhóm ‘’những người khác’’ đó.
17. Trong hoạn nạn, đau khổ, ai cũng muốn được về nhà, về quê hương, bình thường thì nhà và quê hương chỉ là những khái niệm thơ ca.
18. Chuyện gì cũng có thể xảy ra, không ai có thể biết trước chắc chắn, và chúng ta không thể biết được lý do gốc rễ thật sự của sự việc ấy. Cuộc sống vô thường, luôn luôn thay đổi, và không ai có thể biết được hoàn toàn quy luật vận hành của Nhân-Quả (nguyên nhân -hệ quả).
20. Mọi thứ rồi sẽ bị lãng quên, vấn đề chỉ là thời gian.
Mỗi câu nói trên là một chủ đề. Để chiêm nghiệm và học được thì phải đọc hết 20 quyển sách.