Mình có nửa ly nước, người khác có ly nước đầy. Mình nhìn khoảng trống của ly 1/2 ly nước, mình thấy mình ”thiếu nửa ly nước”. Mình nhìn vào phần dưới của ly nước mình đã có, mình thấy ”mình đã có nửa ly nước”. Thấy ”thiếu” hay thấy ”đã có ” là do mình tập trung nhìn vào cái gì.
Mình mở trang mạng xã hội và hết ngày ngày qua ngày nọ, mình đọc những tin tức về bị lừa lọc, về tham ô, về trộm cướp, mình sẽ thấy chỉ thấy xã hội này toàn điều xấu. Mình sàng lọc, mình chỉ đọc những tin tốt, những tấm gương tốt, những lời hay ý đẹp thì mình chỉ biết cái hay, cái đẹp.
Mình để con cái mình xem ”chị Nasta” trên youtube, chị Nasta nói thế này là đẹp, mặc như vậy là đẹp thì con mình ”cũng sẽ muốn mua đồ đẹp như chị Nasta”. Mình để cho con mình xem cảnh đói khổ ở Châu Phi, con mình sẽ biết thương người và biết quý trọng thức ăn. Mình để con mình xem phim hoạt hình một em bé giúp bà cụ bị ngã bên đường, con mình sẽ muốn giúp bà ngoại/bà nội khi thấy bà làm việc nhà, hoặc muốn cho tiền một bà lão ăn xin.
Cái não con người không khác mấy cái máy vi tính về mặc cơ bản. Những gì mình cho nó thấy, cho nó nghe cũng là mình đang ”lập trình cho cái máy tính của mình”.
*Sự gặt hái được điều tích cực thông qua quá trình trải nghiệm một sự tiêu cực thì là tích cực.
Nếu mình bị bạn mình lừa mình và mình chỉ tập trung cái hành động lừa của bạn thì mình chỉ thấy toàn cái tiêu cực, cái xấu. Nếu mình ”nghiệm lại bài học mình học được rất nhiều qua sự việc bị lừa” thì đó là tích cực.
Nếu trong một bàn tiệc nhậu nhẹt rượu bia, mình chỉ tập trung vào việc nhậu nhẹt thì chỉ thấy toàn điều xấu. Nếu mình tập trung vào từng tính cách, từng thói quen, từng lời nói, từng hành động của những người trong bàn tiệc thì mình sẽ học ra được rất nhiều điều, học được cả điều xấu và điều tốt, tức là mình có học thêm được gì đó, thì quá trình ngồi bàn nhậu nhẹt mất thời gian đó lại là một điều tích cực.
Một người đến cuối đời nằm trên giường bệnh thấy rằng cuộc đời mình quá nhiều cực khổ, đau buồn, thăng trầm nhưng cũng có quá nhiều tình thương, niềm vui và cũng đã học được quá nhiều trong cuộc đời này nên cảm thấy lòng mãn nguyện nên ra đi thanh thản, thì đó là đã sống một đời trọn vẹn.