Nếu như những việc mình làm là để đáp ứng ‘’cái mong muốn của người khác’’, nhưng mình không tự nguyện làm việc đó, mà vẫn làm vì nhiều lý do, thì nó cũng giống như trách nhiệm, nhưng là một loại trách nhiệm không có cơ sở chính đáng. Qua một thời gian mình sẽ rất mệt mỏi. Ví dụ: mình phải làm nhiều thứ vì dòng họ hai bên mong muốn mình làm như vậy nhưng mình không tự nguyện làm, mà không làm thì sẽ thế này, thế nọ.
(Những việc mình làm) + (vì mong muốn của người khác) + (không tự nguyện) = trách nhiệm tự áp đặt => sinh ra áp lực, mệt mỏi.
Ngược lại, những việc mình làm, cũng vì người khác, nhưng có sự tự nguyện thì nó là sự quan tâm, tình thương mình muốn giành cho họ và việc đó dẫn đến niềm vui bên trong (inner joy). Ví dụ: mình tự nguyện làm việc cực nhọc để chăm lo con cái, cha mẹ, tự nguyện làm để cho, giúp đỡ người khác.
(Những việc mình làm) + (vì người khác) + (tự nguyện) = sự quan tâm/tình thương => sinh ra niềm vui, ý nghĩa.
Vậy, sự khác biệt giữa cái mệt mỏi và niềm vui ở hai vế trên là ‘’sự tự nguyện’’ và ‘’không tự nguyện’’.
‘’Sự tự nguyện’’ (own willingness): là tự mình muốn làm một việc gì đó, không bị ai ép buộc bên ngoài (sự ép bên trong tâm lại là một chủ đề khác). Như vậy thì sự ‘’không tự nguyện’’ cũng đồng nghĩa với việc ‘’bị ép buộc’’. Xét vậy, thì để biến áp lực, mệt mỏi thành niềm vui chúng ta chỉ cần bỏ cái ‘’bị ép buộc’’ ra khỏi công thức trên và thay vào nó bằng sự ‘’tự nguyện’’.
Tự nguyện xuất phát từ bên trong tâm thức của mình, do mình kiểm soát nên nó khá đơn giản (nhưng không dễ). Bị ép buộc là sự cưỡng bức, cưỡng chế để ép mình phải làm một việc gì đó mà mình không muốn, bằng vũ lực hoặc bằng pháp luật (tù tội, phạt hành chính). Nếu xét vậy thì cuối cùng là tự do mình làm mình mệt mỏi và tự mình làm mình bị áp lực, vì dường như bà con, dòng họ, những người xung quanh mình không ai dùng vũ lực hay cưỡng chế pháp lực để bắt mình phải làm những thứ mình làm.
Nói một cách khác, ‘’sự tự nguyện’’ + ‘’ sự mù quáng’’ sẽ làm mình tự khổ. Để không mù quáng trong sự tự nguyện của mình thì tâm mình cần sáng suốt, thấy được rõ bản chất chân thật của mọi vấn đề, đó cũng là Chánh Kiến (right view).